Bạn đang ở đây

Mỹ áp Thuế Trung Quốc:Cơ hội của đồ gỗ Việt Nam

Mỹ áp Thuế Trung Quốc:Cơ hội của đồ gỗ Việt Nam

Theo các chuyên gia, thị trường đồ gỗ Mỹ trị giá khoảng 30 tỉ USD, và đây luôn là thị trường mơ ước đối với bất kì quốc gia nào, và với riêng Việt Nam, chưa bao giờ điều kiện để đánh chiếm thị phần mở này lại lớn đến thế, khi chính phủ Mỹ đã áp thuế chống bán giá đối với các sản phẩm gỗ của Trung Quốc. 

Thông tin này vô cùng hữu ích, vì hãy nhớ, Trung Quốc đang chiếm tới 37% thị phần đồ gỗ nhập khẩu ở mỹ và là đối thủ lớn của Việt Nam ở thị trường quan trọng này. Thực tế, là các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á khác như malaysia hay Thái Lan mới là đối thủ chính của ngành gỗ Việt Nam. Và làm thế nào để ngành gỗ Việt Nam tăng giá trị xuất khẩu vào thị trường mỹ mới là điều quan trọng.
ĐÁNH GIÁ ĐÚNG THỰC TẾ
Theo số liệu từ Tổng cục hải quan, hết quý 1/2017, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam đạt 1,78 tỉ uSD, tăng 17,1% so cùng kỳ năm ngoái. Với giá trị này, gỗ và sản phẩm gỗ đang dẫn đầu về giá trị xuất khẩu trong các nhóm hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam. 
Điều đáng nói nhất là mức tăng trưởng 17,1% không chỉ cao hơn hẳn so với 1,1% của cả năm ngoái mà còn tương đương với mức tăng trưởng cao của ngành gỗ trong một số năm trước đây. Đây là mức tăng trưởng cần thiết để giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sớm đạt tới ngưỡng 10 tỉ uSD - mục tiêu các cơ quan liên quan và cả ngành gỗ đặt ra vào năm 2020. Đây là một bước đà thuận lợi để ngành gỗ Việt Nam tìm thấy động lực phát triển thị trường Mỹ. 
Và khi đồ gỗ Trung Quốc bị mỹ áp thuế chống bán phá giá sẽ khiến cho các đơn hàng từ mỹ dịch chuyển sang các nước xuất khẩu gỗ ở khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam, mà Việt Nam lại đang là nước xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất ở aSEaN. Do đó, cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam tận dụng đơn hàng từ Trung Quốc chuyển sang là rất lớn, nhất là đồ gỗ nội thất. 
Nhưng có một thực tế là để chống lại rào cản thương mại của mỹ, các doanh nghiệp đồ gỗ Trung Quốc lại mở rộng hướng phát triển sang Việt Nam, đầu tư máy móc, công nghệ, nhà xưởng như một cách để lách đòn trừng phạt thương mại này. Đây không phải là vấn đề dễ giải quyết, và phải có một kế hoạch tổng thể, cũng như các biện pháp kĩ thuật, để hạn chế các sản phẩm gỗ của Trung Quốc đứng tên các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước.
TẬN DỤNG CƠ HỘI ĐƯỢC KHÔNG
Theo ông huỳnh Văn hạnh, Phó chủ tịch hiệp hội chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh, đây là thời điểm vàng cho xuất khẩu gỗ Việt Nam. Ông đánh giá rằng, khi các công ty sản xuất gỗ đến từ châu Âu chưa cạnh tranh được về giá, và Trung Quốc đang bị áp thuế chống bán phá giá, đây là cơ hội rất tốt cho ngành gỗ Việt Nam với những lợi thế như hiện tại. 
Bên cạnh đó, hàng loạt hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết với các nước và khu vực trong thời gian qua cũng đang tạo cơ hội lớn về thị trường cho ngành gỗ. Cũng như là sự khuyến khích cho các sản phẩm gỗ Việt Nam chiếm được một phần quan trọng ở thị trường gỗ Mỹ. 
Nhu cầu của thị trường thế giới về một số mặt hàng gỗ có giá trị cao cũng là một yếu tố quan trọng cho việc gia tăng giá trị xuất khẩu gỗ. Ví dụ, mặt hàng đồ nội thất được đánh giá sẽ có sự tăng mạnh về nhu cầu trên toàn thế giới trong năm 2017. Nắm bắt được cơ hội này, nhiều doanh nghiệp gỗ Việt Nam đang đẩy mạnh đầu tư về công nghệ hiện đại theo hướng tự động hóa, đồng thời mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng các đơn hàng. Đây là cách quan trọng để thâm nhập thị trường mỹ vừa bị bỏ ngỏ vì quyết định áp thuế gỗ Trung Quốc. 
Theo hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, để đẩy mạnh xuất khẩu gỗ trong năm 2017, hai giải pháp lớn cần được đề ra. Thứ nhất là chọn ưu tiên phát triển mặt hàng ván nhân tạo vì mặt hàng này hoàn toàn sử dụng gỗ rừng trồng trong nước. Nhiều doanh nghiệp gỗ Việt Nam cũng đủ điều kiện, công nghệ để sản xuất sản phẩm này. Thứ hai là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu theo hướng tập trung nhiều hơn vào các thị trường đang có nhiều tiềm năng như hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Đông…

                                                                                                                                                                                                                                           Nguồn: Gỗ Việt

Lượt xem: 16,856