You are here

Loạt dự án nhà ở xã hội ở Ninh Bình gặp vướng mắc trong việc triển khai

Loạt dự án nhà ở xã hội ở Ninh Bình gặp vướng mắc trong việc triển khai

Loạt dự án nhà ở xã hội ở Ninh Bình gặp vướng mắc trong việc triển khaiTheo kế hoạch, trong giai đoạn từ 2021-2030, tỉnh Ninh Bình sẽ hoàn thành 3.100 căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Diệu Anh

Theo báo cáo của UBND tỉnh Ninh Bình, trong các quy hoạch chung đô thị định hướng giải pháp phát triển nhà ở, không xác định riêng diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội mà được tổng hợp, tính toán chung trong diện tích phát triển nhà ở. Một số đồ án quy hoạch phân khu đô thị, có định hướng bố trí nhà ở xã hội trong các khu nhà ở cao tầng, nhà ở hỗn hợp.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện các dự án nhà ở xã hội trên, xuất hiện một số tồn tại, khó khăn. Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 56 Luật Nhà ở quy định đất để xây dựng nhà ở xã hội như sau: “Khi phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch xây dựng KCN, khu nghiên cứu đào tạo, UBND có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch có trách nhiệm xác định rõ diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội”, nhưng trong quá trình lập quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng nông thôn, phải xác định rõ diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội (từ quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đô thị và quy hoạch chung xã, quy hoạch chi tiết xã đều phải bố trí nhà ở xã hội) dẫn đến chồng chéo về quỹ đất nhà ở xã hội trong các cấp quy hoạch.

Ngoài ra, tại Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 1.4.2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20.10.2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội quy định như sau: Khoản 3 Điều 1 quy định “Tại các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị; quy hoạch xây dựng nông thôn; quy hoạch phát triển KCN; quy hoạch xây dựng các cơ sở giáo dục đại học, trường dạy nghề (trừ viện nghiên cứu khoa học, trường Phổ thông dân tộc nội trú), UBND cấp tỉnh có trách nhiệm căn cứ vào nhu cầu nhà ở xã hội trên địa bàn và chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đã được phê duyệt để bố trí đủ quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội; chỉ đạo cơ quan chức năng xác định cụ thể vị trí, địa điểm, quy mô diện tích đất của từng dự án xây dựng nhà ở xã hội đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để phát triển nhà ở xã hội”.

Tại khoản 4 Điều 1 quy định về quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị như sau: “Trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 2ha trở lên tại các đô thị loại đặc biệt và loại I hoặc từ 5ha trở lên tại các đô thị loại II và loại III phải dành 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy hoạch chi tiết, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dành để xây dựng nhà ở xã hội”.

Việc bố trí 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy hoạch chi tiết của dự án bố trí, có thuận lợi là người thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận, sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội các khu đô thị đồng bộ trong các dự án phát triển nhà ở thương mại; Thế nhưng vẫn có tồn tại như: Điều kiện kinh tế của các đối tượng sử dụng nhà ở xã hội có sự khác biệt so với đối tượng nhà ở thương mại, các công trình hạ tầng xã hội do các nhà đầu tư thực hiện, dẫn đến thực tế các đối tượng sử dụng nhà ở xã hội khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ (bệnh viện tư nhân, trường học quốc tế…).

Lượt xem: 474