You are here

Dòng chảy khổng lồ trên thị trường dầu mỏ thế giới

Dòng chảy khổng lồ trên thị trường dầu mỏ thế giới

Đây là báo cáo thường niên được đại gia năng lượng Anh công bố định kỳ trong vòng 64 năm qua, ghi nhận những số liệu sản xuất, tiêu thụ dầu mỏ khí đốt trên thế giới. Bản đồ được phác thảo từ báo cáo này cho thấy hầu hết những nền kinh tế lớn đều không sản xuất ra dầu mỏ chỉ để phục vụ nhu cầu trong nước. Giao dịch thương mại qua lại này cũng cho thấy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực.

anhbia-2394-1437636402.png

Bản đồ dịch chuyển dầu mỏ 2014 cho thấy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới. (Chi tiết)

Theo đó, Trung Đông là khu vực xuất khẩu dầu thô nhiều nhất thế giới (850 triệu tấn mỗi năm), cao gần gấp 3 lần Nga và 6 lần Canada. Tuy vậy, với các sản phẩm cụ thể như xăng, dầu diesel... Mỹ lại là quốc gia đứng đầu với 180 triệu tấn, theo sau là Nga và Trung Đông. Đây cũng là những khu vực, quốc gia chịu thiệt thòi nhất khi giá dầu thế giới sụt giảm.

Chiều ngược lại, châu Âu là nơi nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm từ dầu lớn nhất. Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia cũng là những khách hàng tiêu thụ dầu lớn trên thế giới.

“2014 là năm chứng kiến nhiều sự thay đổi lớn đối trên bản đồ năng lượng thế giới”, Bob Dudley - Tổng giám đốc BP nhận xét. Đây cũng là năm đánh dấu mốc Mỹ soát ngôi đầu của Saudi Arabia và Nga trở thành nước sản xuất dầu mỏ, khí đốt lớn nhất thế giới. Mỹ cũng là quốc gia đầu tiên đạt sản lượng trung bình một triệu thùng mỗi ngày trong 3 năm liên tiếp.

Thực tế này giúp cường quốc này bớt phụ thuộc hơn vào nguồn năng lượng nhập khẩu, yếu tố gây tổn hại tới sự cân bằng trong cán cân thương mại và kinh tế Mỹ.

Tuy vậy, sự giảm tốc và chuyển hướng mục tiêu tăng trưởng của Trung Quốc, được cho là nguyên nhân chủ yếu khiến nhu cầu năng lượng chính của thế giới tăng yếu (0,9%) - mức thấp nhất kể từ cuối thập niên 90. Mức tiêu thụ dầu của nước nước này cũng ở mức thấp nhất kể từ năm 1998, song vẫn cao nhất thế giới.

Đức Anh

Lượt xem: 1,613