You are here

Làm giàu nhờ nuôi kỳ nhông cát

Làm giàu nhờ nuôi kỳ nhông cát

8-6-Anh-1-1591-1433760149.jpg

Nhận thấy kỳ nhông (hay còn gọi là con dông) sinh sống dày đặc ở những triền cát ven biển địa phương, năm 2010, một số hộ dân ở xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn bắt ngoài môi trường hoang dã đưa về nuôi thử nghiệm trong vườn nhà. Sau hai năm, kỳ nhông cát ở các trang trại sinh sản, tăng đàn nhanh chóng mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình nơi đây. Thức ăn của loài này chủ yếu là các loại rau, giá đỗ, mầm cây, cỏ và côn trùng như: bướm, sâu non, giun đất...

8-6-Anh-2-5000-1433760149.jpg

Anh Nguyễn Kiều Chương (ngụ thôn Trung An, xã Bình Thạnh) cho biết, trước nhu cầu thực khách tăng đột biến, từ món ăn dân dã, kỳ nhông cát bỗng chốc trở thành đặc sản nên nhiều hộ dân nơi đây lặn lội vào các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận mua con giống . "Năm 2011, tôi vào Ninh Thuận mua 300 con kỳ nhông giống và khoanh 5 ô chuồng trại với vốn đầu tư ban đầu 20 triệu đồng. Sau 4 năm, trang trại của tôi tăng lên đến hơn 3.000 con mang lại thu nhập mỗi năm 100 triệu đồng", anh Chương nói.

8-6-Anh-3-5492-1433760149.jpg

Từ sáng sớm, kỳ nhông cát ra khỏi hang sưởi ấm để điều hoà nhiệt độ cơ thể, tìm thức ăn, rồi rút vào hang lúc xế chiều, đóng cửa hang lại bằng cát. Theo anh Chương, loài bò sát này rất cảnh giác không bao giờ nhảy ngay lên mặt đất. Nó thường thò đầu ra khỏi hang nghe ngóng rất kỹ, sau đó mới chui ra. Trung bình một ngày chúng chỉ chui ra khỏi hang khoảng 5 giờ đi kiếm ăn, thời gian còn lại sẽ nằm yên trong hang để tiết kiệm năng lượng.

8-6-Anh-4-8471-1433760149.jpg

Ông Lê Tấn Thu, chủ trại nuôi kỳ nhông cát ở xã Bình Thạnh cho biết thêm, loài này thường lui tới các gốc, bụi cây để đào hang sâu đến một mét. Có hang chúng mở thêm ngách phụ để thoát hiểm. Kỹ thuật xây chuồng trại rất đơn giản, nhiều người còn ví chuồng nuôi như là một động cát tự nhiên thu nhỏ.

8-6-Anh-5-7482-1433760149.jpg

Ông Thu chia sẻ, để tránh kỳ nhông thoát ra ngoài cần làm móng tường của trại nuôi sâu hơn 1m. Có thể bố trí nuôi trên bãi cát hoang, các khu đất trồng có bụi cây vì loại này thích bóng mát. Cây trứng các mọc rất nhanh, chịu được nóng hạn, tán rộng và quả của chúng à món khoái khẩu của dông. "Nuôi kỳ nhông cát ít tốn thời gian chăm sóc, hầu như không dịch bệnh, nguồn thức ăn dồi dào dễ kiếm hơn nhiều loại vật nuôi khác, phù hợp với vùng cát khắc nghiệt ven biển", ông Thu cho hay. 

8-6-Anh-6-7914-1433760149.jpg

Theo các chủ trại, kỳ nhông cát đẻ trứng dưới hang khoảng hai tháng thì nở ra con chui lên mặt đất. Con giống mới nở tách ra chuồng riêng chăm sóc, nuôi 9 tháng thì có thể bán thịt.

8-6-Anh-7-7351-1433760150.jpg

Do kỳ nhông cát phản xạ nhanh, cứ nghe tiếng động có bước chân người là lẩn trốn trong cát nên các chủ trại phải dùng bẫy để gần khu vực miệng hang mới có thể bắt bán cho thương lái.

8-6-Anh-8-4361-1433760150.jpg

Theo giá thị trường hiện nay, các hộ dân nơi đây bán cho thương lái mỗi kg kỳ nhông cát tại chuồng trại với giá khoảng 400.000 đồng. Sau khi chế biến thành món ăn, các nhà hàng ven biển Quảng Ngãi bán khoảng 600.000 đồng một ký. 

8-6-Anh-9-8985-1433760150.jpg

Ông Nguyễn Duy Khắc, Bí thư Đảng ủy xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn xác nhận, vài năm gần đây, hơn 10 hộ dân địa phương đã mạnh dạn đầu tư trang trại nuôi nhông trong vườn cát cung ứng cho các nhà hàng, quán ăn ven biển Quảng Ngãi, Quảng Nam thu nhập từ vài chục đến cả trăm triệu đồng mỗi năm. "Từ nhiều nguồn vốn, xã đã hỗ trợ, khuyến khích nông dân mở rộng trang trại nuôi kỳ nhông cát vừa duy trì món ăn đặc sản quê hương vừa mang lại thu nhập cao cho kinh tế hộ gia đình thời gian tới", ông Khắc bộc bạch.

8-6-Anh-10-3789-1433760150.jpg

Ông Khắc cho rằng, thịt nhông cát làm sạch trắng tinh, khi chế biến thơm ngon và ngọt hơn thịt gà. Theo các chuyên gia, thịt kỳ nhông cát có hàm lượng đạm cao, giúp bồi bổ sức khỏe đặc biệt là cho người ốm, phụ nữ mới sinh con...

Lượt xem: 1,647