Bạn đang ở đây

ANZ lạc quan về kinh tế Việt Nam

ANZ lạc quan về kinh tế Việt Nam

Cụ thể, ANZ tiếp tục giữ nguyên mức dự đoán tăng trưởng 6,5% trong năm 2015 và 2016 nhờ vào những tín hiệu tốt như cầu nội địa tăng cao, ngành công nghiệp sản xuất đang tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chỉ số niềm tin tiêu dùng đạt kỷ lục mới và nền kinh tế đang dần phát huy hết tiềm năng tăng trưởng.

anz-optimist-PNG-7016-1436532479.png

ANZ lạc quan hơn so với IMF và ADB trước triển vọng kinh tế Việt Nam.

Tại thời điểm tính toán, GDP Quý II Việt Nam đạt mức 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức kỳ vọng 6,2%. Mặc dù sản lượng nông nghiệp có dấu hiệu giảm, hiện chiếm 17% GDP, song được bù đắp bởi kết quả khả quan của các ngành công nghiệp và khối xây dựng, vốn đang trên đà phục hồi.

Cầu nội địa tăng mạnh trở lại. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tăng kỷ lục 143,1 điểm vào tháng 6. Việc lạm phát được giữ ở mức thấp giúp kết quả kinh doanh khu vực bất động sản tăng trưởng 8,4% trong hơn 6 tháng năm 2015. Đến nay, sản lượng này cao hơn cùng kỳ năm ngoái 60%. Các tín hiệu tốt cũng được nhìn nhận thấy trong sản xuất công nghiệp với mức tăng trưởng gần gấp đôi so với cùng thời kỳ năm 2014.

Trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu đạt 81,5 tỷ USD, cao hơn 17,1% so với thời điểm năm ngoái và gần gấp đôi xuất khẩu. Với luật mới cho phép cá nhân, tổ chức nước ngoài có tỷ lệ sở hữu 100% trong một số ngành nhất định sẽ đi vào hiệu lực trong tháng 9 năm nay, báo cáo kỳ vọng nhiều nhà đầu tư ngoại sẽ đến Việt Nam hơn và nhờ đó sản lượng nhập khẩu sẽ tăng mạnh.

Song các chuyên gia cũng nhận định sẽ không có “bữa trưa miễn phí”, khi để tiếp nối đà hồi phục này, Việt Nam cần phải nới lỏng một số những mục tiêu đã đề ra: đẩy mạnh xuất khẩu, giới hạn nhập khẩu xuống mức trung bình 12,5 tỷ USD/tháng hoặc nới biên độ phá giá VNĐ quá 2%.

Hiện tại áp lực đang gia tăng lên những mục tiêu mà Việt Nam đề ra. Tỷ giá VND/USD đang ở mức 21.815 tiến gần sát với mức mục tiêu cuối năm 2015 mà chính phủ đề ra là 21.890. Trong khi đó biên độ phá giá VND được giới hạn 2%, trước viễn cảnh tài khoản vãng lai thâm hụt, ANZ cảnh báo Việt Nam sẽ gặp áp lực về dự trữ ngoại hối.

anzGDP-PNG-9267-1436532479.png

Cán cân tài khoản vãng lai sẽ thâm hụt trong năm 2015 - 2016 trước khi đạt thặng dư sau đó. 

Trong khi đó, sức ép cũng gia tăng lên mục tiêu thâm hụt thương mại không vượt quá 5% tổng kim ngạch xuất khẩu. báo cáo tính toán với đà phục hồi kinh tế hiện nay, thương mại cuối năm sẽ thâm hụt khoảng 7,5 tới 8 tỷ USD cao hơn mức kế hoạch của Việt Nam. Xu hướng tương tự cũng lặp lại với mục tiêu dự trữ ngoại hối đạt ít nhất 12 tuần xuất khẩu. Con số này được dự báo sẽ ở mức 11,1 tuần xuất khẩu vào cuối năm.

Đức Anh

Lượt xem: 1,736